Hồi thứ 37
Tạ Tốn thiệt Tạ Tốn giả
Mặc dầu công lực của y không đủ, chân tay không có sức lực nhưng những võ học của các đại môn phái nhất là ba miếng võ trong Giáng Long Thập Bát Chưởng lại càng lợi hại thêm, nên mới chống đỡ được ngót một tiếng đồng hồ mà chưa bị đánh té.
Cửu Chân quát hỏi:
- Thằng nhỏ khốn kiếp này, mi ở đâu tới Liên hoàn trang này quấy nhiễu. Có phải mi không muốn sống nữa đấy không?
Nàng thấy Vệ Bích giơ tay trái lên nhằm vai trái của Vô Kỵ đánh xuống nhưng Vô Kỵ đã nhanh tay đẩy mạnh vào người chàng ta một cái, chàng thấy chỗ vết thương đau không thể nào chịu được, tức giận vô cùng, liền vận hết mười thành công lực vào cánh tay bên kia rồi nhằm kẻ địch đánh tới.
Vô Kỵ định tránh né nhưng đã thấy phía sau có Cửu Chân và Thanh Anh giữ chặt lấy hai vai không để cho y tránh đi đâu hết.
Vô Kỵ biết phen này không sao tránh nổi và lại tức hận Cửu Chân nên cứ nhắm mắt đưa người về phía trước để mặc cho Vệ Bích đánh chết.
Ðang lúc chưởng của Vệ Bích sắp đánh tới người Vô Kỵ thì bỗng có tiếng quát tháo rất oai nghiêm:
- Hãy khoan.
Vô Kỵ liền thấy có một bóng vàng phi tới và giơ chưởng lên gạt chưởng của Vệ Bích sang bên. Y thấy người đó giơ tay ra gạt một cách nhẹ nhàng mà Vệ Bích không đứng yên được, loạng choạng lùi về phía sau mấy bước rồi ngã phịch xuống đất.
Nhưng người nọ đã lẹ chân đi tới cạnh chàng ta và nhanh tay túm lấy đầu vai chàng ta kéo lên. Nhờ vậy Vệ Bích mới khỏi ngã ngồi xuống.
Cửu Chân vừa thấy người đó, đã vội lên tiếng:
- Cha!
Thanh Anh cũng gọi:
- Chu bá phụ, Chu bá phụ!
Vệ Bích thở hổn hển một hồi rồi cũng lên tiếng chào:
- Chào cậu!
Thì ra người đó là Chu Trường Linh, cha của Cửu Chân. Thấy Vệ Bích bị đánh gãy tay tên đầy tớ vội chạy lên phi báo cho trang chủ hay nên Trường Linh mới vội vàng xuống dưới này, y thấy ba người vây đánh Vô Kỵ liền đứng cạnh xem, sau y thấy Vô Kỵ nguy hiểm đến tính mạng mới ra tay cứu như vậy.
Trường Linh thấy Vô Kỵ người dính đầy vết máu, thân mình loạng choạng nhưng vẫn nghiến răng mím môi cố giữ thăng bằng để đứng vững chứ không chịu ngã ngồi xuống, y cũng phải khen ngợi Vô Kỵ là một thằng nhỏ rất có cốt khí.
Y liếc nhìn con gái mình với Thanh Anh, thấy cả hai đang có vẻ tức giận, liền đột ngột giơ tay ra tát cho Cửu Chân một cái và quát mắng:
- Giỏi lắm, giỏi lắm. Mày làm như vậy, sau này còn mặt mũi nào gặp tổ tiên ở dưới chín suối nữa?
Cửu Chân được cha cưng từ nhỏ chưa hề bị mắng một câu nào, không ngờ hôm nay trước mặt người ngoài, bị cha mắng còn đánh một bạt tai làm nàng choáng váng đầu óc, không còn biết gì nữa.
Lát sau, nàng mới khóc oà lên.
Trường Linh lại mắng tiếp:
- Tao cấm mày không được khóc.
Tiếng nói của y oai nghiêm và mạnh đến nỗi chấn động cả nóc nhà, khiến bụi trên trần bay xuống mù mịt.
Cửu Chân sợ hãi không dám khóc nữa.
Trường Linh nói tiếp:
- Họ Chu chúng ta là giòng thế gia, đời nào cũng tự mệnh là hiệp nghĩa, cụ Cao tổ của con Liễu Công phò trợ Nhất Ðăng đại sư tới quan Tể tướng nước Ðại Lý. Sau lại trợ thủ thành Tương Dương, tiếng tăm lừng lẫy trong thiên hạ. Ðến đời ta lại có đứa con bất hiếu bất nghĩa như thế kia. Ba người lớn vây đánh một thằng nhỏ, lại còn muốn giết chết nó nữa, mày thử nghĩ xem, có xấu hổ không? Có hổ thẹn không?
Y tuy lớn tiếng trách mắng con gái mình, nhưng Vệ Bích và Thang Anh đứng cạnh đó, nghe những lời mắng ấy, tựa như từng lưỡi dao cắm sâu vào trái tim chúng, cũng xấu hổ vô cùng. Vô Kỵ thấy Trường Linh vẻ mặt chính khí như vậy, trong lòng cũng thán phục vô cùng và nghĩ thầm:
- Phải, thị phi phân minh như thế mới là người hiệp nghĩa chứ.
Y thấy Trường Linh càng giận bao nhiêu, da mặt vàng khè bấy nhiêu, người run bây bẩy, hơi thở hõn hễn.
Còn bọn Vệ Bích ba người cứ cúi đầu nhìn xuống đất, chứ không dám liếc nhìn. Vô Kỵ thấy mặt Cửu Chân một bên sưng vù, chắc cái tát của cha nàng mạnh lắm, nên mới sưng to như thế.
Nhưng y thấy nàng vừa xấu hổ, vừa sợ hãi trông thật tội nghiệp, muốn khóc mà không dám, y đành nghiến răng mím môi, tiến lên nói với Trường Linh rằng:
- Thưa lão gia, việc này không việc gì đến tiểu thư.
Y vừa lên tiếng tự giựt mình kinh hãi. Thì ra lúc này y mới hay giọng nói của y đã khan, không sao nói thành tiếng được vì cổ họng đã bị Vệ Bích đả thương rất nặng mà nên.
Trường Linh thấy Vô Kỵ nói, tuy không nghe rõ y nói gì, nhưng cũng quay lại hỏi:
- Chú em nhỏ biết xử dụng Giáng Long Thập Bát Chưởng, chắc chú là đệ tử của Cái Bang phải không?
Vô Kỵ không muốn thổ lộ môn phái của mình cho ai nghe, nay Trường Linh lại hỏi mình có phải là đệ tử của Cái Bang không, liền ầm ừ gật đầu.
Trường Linh thấy y nhận là đệ tử của Cái Bang liền mắng bọn Vệ Bích tiếp:
- Môn chưởng pháp đó do Bang Chủ của Cái Bang là Cửu Chỉ thần cái Hồng Thất Công truyền lại, năm xưa cụ ấy oai trấn đại giang Nam Bắc, với hai họ Chu, Võ của chúng ta có liên can rất mật thiết.
Nói tới đó, y quay đầu lại, nói với Thanh Anh rằng:
- Quách Tỉnh, Quách đại hiệp là sư phụ của Từ Văn Công, ông tổ của cháu. Cháu đã biết cậu bé xử dụng Giáng Long Thập Bát Chưởng, tại sao cháu còn ra tay đánh y như vậy?
Lời lẽ của y rất nghiêm nghị, đối với Vệ Bích và Thanh Anh cũng không nể nang chút nào. Vô Kỵ nghe vậy cũng phải hoảng sợ, không yên.
Trường Linh lại hỏi Vô Kỵ tại sao tới sơn trang này mà mặc quần áo tiểu đồng như thế? Y một mặt bảo người lấy thuốc thiết đả và thuốc cao tiếp xương ra chữa cho Vô Kỵ và Vệ Bích.
Cửu Chân biết cha mình còn tức giận, nàng không dám giấu diếm, bèn kể rõ câu chuyện mình đi săn gặp Vô Kỵ giấu con khỉ trong người, rồi bị lũ chó vây cắn như thế nào, rồi đưa y về sơn trang cứu chữa kể rõ cho cha hay.
Cửu Chân, Vệ Bích, Thanh Anh xấu hổ vô cùng, đứng dậy một cách bẻn lẻn.
Trường Linh lại quát mắng ba tên đầy tớ nuôi lũ chó:
- Lũ ác khuyển đâu, thả chúng ra đây.
Ba tên đầy tớ đó vâng lời, liền thả lũ chó ra ngay.
Cửu Chân thấy cha mình mặt vẫn lầm lì, không biết cha định làm gì lũ chó, liền khẽ gọi:
- Cha...
Trường Linh không để cho Cửu Chân nói tiếp, đã cười nhạt và nói:
- Mày nuôi lũ chó này, lại thả chúng đi cắn người, mày còn bảo chúng đến cắn tao nữa phải không?
Cửu Chân vừa khóc vừa nói:
- Thưa cha, con đã biết lỗi rồi.
Trường Linh, chỉ dùng giọng mũi "hừ" một tiếng, chứ không nói gì cả đi thẳng đến chỗ bọn chó đang đứng, múa hai chưởng, chỉ nghe kêu "lốp bốp" bốn tiếng, Bốn con chó săn đã bị y đánh vỡ sọ nằm lăn ra đất chết liền.
Mọi người thấy vậy đều hoảng sợ, đứng yên không dám nói nửa lời.
Trường Linh vẫn tiếp tục, chân đá, tay đấm, hơn ba mươi con chó dữ đều bị y đánh chết hết. Vệ Bích với Thanh Anh nhìn nhau sợ hãi và nghĩ thầm:
- Tuy chúng ta biết võ công của ông rất cao siêu nhưng chưa bao giờ thấy ông ta ra tay bao giờ. Không ngờ võ công của ông ta lại lợi hại như vậy, không biết tới năm nào tháng nào ta mới luyện tới mức đó được.
Chỉ trong chốc lát, Trường Linh đã giết chết hết lũ chó, ẳm Vô Kỵ lên đem về phòng dưỡng thương.
Không bao lâu Chu phu nhân và Cửu Chân cũng đều tới trông nom thuốc thang cho Vô Kỵ vì lũ chó cắn, nên mất máu quá nhiều, người đã yếu đuối, lại thêm lần này bị thương khá nặng nên y mê man bất tỉnh liền mấy ngày.
Tới khi hồi tỉnh y liền tự khai toa thuốc chữa lấy cho mình hốt thuốc và sắc uông, nhờ vậy vết thương của y mới chóng lành.
Trường Linh thấy y dùng thuốc như thần càng phục và kính trọng thêm.
Vô Kỵ dưỡng thương hơn hai mươi ngày liền.
Trong những ngày đó, Cửu Chân cứ đến ngồi cạnh giường kể chuyện cổ tích hoặc thổi sáo cho y nghe.
Sau khi lành mạnh, Vô Kỵ đã đi lại được, ngày ngày Cửu Chân cũng ở gần y nửa ngày. Theo quy tắc của nhà họ Chu, thì buổi sáng học võ, buổi chiều học văn, tập viết, võ công của nhà họ Chu thoát thai ở bút pháp, chữ càng đẹp bao nhiêu thì võ công càng cao siêu bấy nhiêu.
Thư phòng của Cửu Chân bày biện rất đẹp và đầy đủ tiện nghi, bên trong có treo bài thơ của Ðỗ Mục và hai bức tranh sơn thủy.
Cửu Chân ngày nào tập viết cũng đưa cho Vô Kỵ một cây bút và một tờ giấy, bảo y học viết.
Hai người ngồi đối diện nhau ở trước một cái bàn nhỏ, thỉnh thoảng ngước đầu nhìn nhau, mỉm cười. Sự thích thú này bút mực không sao tả hết được.
Ngay những lúc Cửu Chân theo cha học võ, cũng cho Vô Kỵ đi theo và cho Vô Kỵ ngồi cạnh lúc xem cha biểu diễn.
Thỉnh thoảng nàng gọi Vô Kỵ ra tập tay đôi với mình, tất nhiên võ công của nàng cao siêu hơn Vô Kỵ nhiều nên nàng chỉ điểm cho y luôn.
Từ khi rời khỏi Băng Hỏa Ðảo, bước chân vào Trung thổ đến giờ, số kiếp Vô Kỵ thật hẩm hiu, suốt ngày bôn ba đây đó, khổ sở, đau đớn biết bao, có bao giờ được sống cuộc đời an nhàn sung sướng như thế này đâu.
Thoáng cái đã tới trung tuần tháng hai, ngày hôm đó Cửu Chân với Vô Kỵ đang tập viết trong phòng, bỗng thấy Tiểu Phụng chạy vào bẩm:
- Thưa tiểu thư, Dao nhị gia ở Trung Nguyên đã về tới đây.
Cửu Chân mừng rỡ vô cùng, vứt bút xuống la lớn:
- Trời ơi, mừng quá, tôi chờ ông ta suốt nửa 5 trời, bây giờ mới thấy ông ta về tới.
Nói xong, nàng kéo tay Vô Kỵ và nói:
- Chú Vô Kỵ, chúng ta ra ngoài đó thăm Dao nhị thúc đi, xem nhị thúc có mua đủ đồ cho tôi không?
Hai người dắt tay nhau, chạy ra ngoài đại sảnh, Vô Kỵ hỏi:
- Dao nhị thúc là ai thế?
Cửu Chân đáp:
- Là anh em kết nghĩa của cha tôi, biệt hiệu của ông ta là Thiên Lý Truy Phong, tên là Dao Thanh Toàn, năm ngoái cha tôi nhờ chú ấy, đem lễ vật vào Trung Nguyên biếu một người bạn, tôi có nhờ chú ấy mua phấn son dùm rồi đi qua Hàng Châu mua kim chỉ thêu và bút mực cùng sách vở, không biết chú ấy có mua đủ những thứ ấy cho tôi không?
Nên biết Chu gia trang xây ở trong dãy núi Côn Luân tại Tây Vực, những đồ dùng của các cô tiểu thư phải đi xa hàng nghìn dặm cũng không sao mua được. Nên mỗi khi muốn mua, phải sai người đi Trung Nguyên mới mua được. Mỗi lần đi mua như vậy tính đến hai ba năm trời. Vì vậy, hễ người nào có dịp đi Trung Nguyên là Cửu Chân nhờ mua tất cả những đồ trang sức dùm.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, lúc sắp tới gần cửa đại sảnh, đã nghe tiếng khóc hu hu, cả hai đều ngạc nhiên và kinh hãi.
Khi hai người vào tới trong sảnh lại càng kinh ngạc thêm, thì ra hai người trong thấy Trường Linh với một người tuổi trạc trung niên vừa cao vừa gầy, đang quỳ dưới đất, ôm nhau khóc nức nở. Người nọ mặc quần áo trắng như để tang vậy, lưng cột một sợi dây kết bằng cỏ. Cửu Chân đi đến gần hai người liền gọi:
- Dao nhị thúc.
Trường Linh vẫn lớn tiếng khóc và bảo với Cửu Chân rằng:
- Cửu Chân con ơi, đại nhân Trương Ngũ gia của chúng ta... Trương Ngũ gia đã... chết rồi.
Cửu Chân kinh ngạc hỏi:
- Khi... nào... lại có chuyện đó? Ông ta... mất tích mười mấy năm người ta nói ông ta chả bình yên về tới núi Võ Ðang rồi là gì?
Người mặc áo tang, tức Dao Thanh Toàn nức nở khóc và đáp:
- Chúng ta ở nơi xa xôi hẻo lánh này, chả biết tin tức gì hết. Thì ra bốn năm trước đây, Trương ân nhân của chúng ta đã cùng phu nhân tự vận chết rồi. Chú chưa lên tới núi Võ Ðang, ở dọc đường đã nghe tin ấy rồi. Sau khi chú lên đến trên núi, gặp Tống đại hiệp và Dư đại hiệp, mới biết rõ sự tình, hà...
Vô Kỵ càng nghe càng kinh hãi, sau cùng y không còn nghi ngờ gì cả, y biết những người này vừa nói đại ân nhân Ngũ gia đó chính là cha mình, Trương Thúy Sơn! Ðồng thời y lại trông thấy Trường Linh với Thanh Toàn khóc một cách thê thảm như vậy và Cửu Chân cũng ứa nước mắt, y không sao nhịn được nữa, định tiến lên thổ lộ thân phận của mình cho mọi người hay, nhưng y sự nghĩ:
- Từ trước tới giờ ta tự nhận là đệ tử của Cái Bang, bây giờ nói rõ chân tướng của mình ra, chỉ sợ Chu bá phụ với chị Cửu Chân không tin thôi, và còn bảo ta mạo nhận là con Thúy Sơn để cầu ơn, và còn bị họ khinh và coi thường là đằng khác.
Một lát sau, y lại nghe trong nhà tiếng khóc vang dội, Chu phu nhân, do hai con sen đỡ vừa khóc vừa đi ra ngoài đại sảnh, rồi Chu phu nhân hỏi Thanh Toàn những tin tức đó ra sao?
Vì qua đau đớn, Thanh Toàn quên cả hành lễ với người chị dâu kết nghĩa đó. Chỉ mải kẻ rõ tình hình vợ chồng Thúy Sơn tự vận ra sao cho Chu phu nhân nghe.
Vô Kỵ tuy cố nhịn, không khóc ra tiếng, nhưng nước mắt lả chả tuông xuống hai má rồi.
Y thấy mọi người trong sảnh đều khóc nên không ai để ý đến cái khóc của y.
Trường Linh đột nhiên giơ chưởng lên, đánh mạnh vào mặt bàn một cái, cái bàn gãy ra làm hai tức thì.
Ðánh gãy cái bàn đó xong, Trường Linh lại bảo với Thanh Toàn rằng:
- Nhị đệ hãy kể cho ngu huynh hay những người nào đã lên núi Võ Ðang bức tử nghĩa công nghĩa tẩu như vậy?
Thanh Toàn đáp:
- Sau khi đệ hay tin chẳng lành đó, đáng lẽ về đây ngay để báo tin cho đại ca hay, nhưng đệ cần phải điều tra xem tên họ của những người đó trước đã. Thì ra những người lên núi Võ Ðang bức tử ân công của chúng ta không ai xa lạ, chính là ba vị thần tăng của phái Thiếu Lâm với mấy người đệ tử của chúng, ngoài ra còn có nhiều người khác nứa. Ðệ ngấm ngầm đi khắp nơi dò hỏi, nên mới mất nhiều thì giờ như vậy.
Thế rồi Thanh Toàn kể hết những người của phái Thiếu Lâm, Không Ðộng, Nga Mi, Côn Luân, Hải Sa, Cự Kinh, Thần Quyền... Phàm những người nào đã lên núi Võ Ðang bức tử Thúy Sơn, như Không Văn đại sư, Hà Thái Xung, Tỉnh huyền sư thái, tất cả những người đó y cũng đều nói hết.
Trường Linh thở dài mấy tiếng lại hỏi tiếp:
- Nhị đệ, những người mà nhị đệ vừa kể ra đều là những hảo thủ số một số hai trong thiên hạ, đáng lẽ chúng ta không dám trêu ngươi tới một người nào trong những người đó cả, nhưng ngũ gia có ơn với chúng ta lớn như vậy, thì chúng ta dù có tan xương nát thịt cũng phải trả thù hộ Ngũ gia mới phải.
Thanh Toàn đáp:
- Ðại ca nói rất phải, nhờ có Ngũ gia, anh em ta mới còn sống sót đến ngày nay. Thì bây giờ chúng ta có hy sinh vì Ngũ gia chúng ta cũng được ơn Ngũ gia sống thêm mười mấy năm rồi. Tiểu đệ ân hận nhất là không được gặp mặt Trương công tử thôi, bằng không đệ cũng có thể truyền đạt ý kiến của đại ca cho công tử hay, và tốt hơn hết là chúng ta mời công tử đến đây ở, để hầu hạ phụng dưỡng suốt đời, như vậy mới tạm gọi là đền ơn được một phần nào của Ngũ gia.
Chu phu nhân lại luôn mồm hỏi tình hình của vị Trương công tử đó.
Thanh Toàn đáp:
- Ðệ chỉ biết Trương công tử hiện giờ đang bị thương nặng, còn đi chữa và nhờ ai chữa thì đệ không được rõ lắm, hình như năm nay Trương công tử mới lên chín thôi. Có lẽ Trương Tam Phong đã truyền thụ võ công tuyệt thế cho công tử rồi, như vậy sau này Trương công tử sẽ là người chưởng môn của phái Võ Ðang cũng nên?
Vợ chồng Trường Linh vội quỳ xuống đất cảm tạ trời đất đã cho giòng họ Trương có người nối tông nối dõi.
Thanh Toàn lại nói tiếp:
- Ðại ca sai đệ đem nhân sâm vương trông ngàn năm Thiên Sơn Tuyết Liên giấy ngọc sư trấn, dao găm ô kim v. v... đi biếu Trương Ngũ gia. Tiểu đệ đã đem lên núi Võ Ðang giao cho Tống đại hiệp, nhờ chuyển giao cho Trương công tử rồi.
Trường Linh nghe Thanh Toàn nói như vậy liền gật gù:
- Như vậy thì tốt lắm.
Ðoạn y quay lại nói với con gái rằng:
- Nhà ta đã thụ ơn lớn của Trương Ngũ gia, con hãy kể chuyện này cho chú em họ Trương nghe nhé.
Cửu Chân vâng lời và dắt Vô Kỵ vào thư phòng của cha mình. Rồi nàng chỉ cho Vô Kỵ xem một bức tranh lớn treo trên tường.
Vô Kỵ thấy bức tranh đó, trên góc phải đề rằng: "Trương công Thúy Sơn ân đức độ".
Thấy tên cha mình, Vô Kỵ ứa nước mắt, nên thấy lờ mờ bức tranh đó vẽ một võ sĩ thiếu niên anh tuấn, tay trái cầm móc bạc, tay phải cầm bút sắt, đang kịch chiến với năm kẻ hung ác, Vô Kỵ biết chàng thiếu niên anh tuấn đó là cha mình tuy gương mặt vẽ không giống lắm nhưng quần áo và hình dáng cũng phảng phất phần nào.
Dưới đất có hai người đang nằm, đó là Trường Linh và Thanh Toàn cạnh đó có hai người nữa, đầu đã bị chặt lìa. ở góc dưới về phía bên trái, có lẽ một thiếu phụ mặt lộ nét sợ hãi, người đó chính là Chu phu nhân, trong tay bồng một đứa bé.
Vô Kỵ lấy tay áo chùi nước mắt để nhìn rõ mặt đứa bé ấy. Chàng thấy mặt của đứa bé đó có một cái nốt ruồi đen, nên biết ngay con bé đó tức là nàng Cửu Chân đang ở cạnh mình. Bức tranh đó đã vàng khè, đủ thấy là một bức tranh đã lâu lắm rồi.
Cửu Chân chỉ bức tranh, giải thích cho Vô Kỵ biết rõ những chuyện gì đã xảy ra.
Thì ra lúc Cửu Chân mới ra đời và vì lánh mặt kẻ thù, nên Trường Linh phải đem vợ con chạy lên miền Tây Vực này.
Ngờ đâu giữa đường kẻ thù đuổi kịp, hai sư đệ bị kẻ địch giết chết.
Y với Thanh Toàn cũng bị đánh té, và kẻ địch đang định ra tay giết luôn hai người.
Nhưng may nhờ Thúy Sơn đi ngang qua, đánh lui kẻ địch, cứu cả nhà Trường Linh thoát nạn. Lúc ấy là lúc Thúy Sơn chưa đi Băng Hỏa Ðảo.
Kể xong câu chuyện đó Cửu Chân có vẻ buồn, rồi lại nói tiếp:
- Chúng tôi phải đi tới chỗ hẻo lánh này để ẩn náu. Mãi đến hồi năm ngoái chúng tôi mới hay tin tức Trương ân công ở hải ngoại về. Cha tôi đã thề không bước chân vào Trung Nguyên nữa, nên mới nhờ Dao nhị thúc đi núi Võ Ðang để biếu lễ vật cho Trương ân công. Ngờ đâu...
Nói tới đây, đã có một thư đồng vào mời nàng ra lịnh đường để hành lễ.
Cửu Chân vội vàng trở về phòng, thay bộ quần áo trắng, rồi cùng Vô Kỵ vào trong hậu đường.
Khi tới nơi, Vô Kỵ đã thấy linh vị đã bày ra với hai cây nến trắng vừa cao vừa to, đang cháy. Trên bài vị có viết "ân công Trương đại hiệp, huý Thúy Sơn chi linh linh vị".
Vợ chồng Trường Linh và Thanh Toàn đang quỳ dưới đất, khóc lóc rất thê thảm.
Cửu Chân và Vô Kỵ cũng quỳ xuống vái lạy. Trường Linh vuốt đầu Vô Kỵ vừa nức nở:
- Chú em quỳ lại như vậy là nên lắm, nên lắm! Bởi Trương đại hiệp này là người khẳng khái lỗi lạc, xứng đáng là một kỳ nam tử có một không hai trên đời này. Tuy chú không quen biết ông ta và cũng vô thân vô cố, nhưng chú vái ông ta như vậy cũng nên lắm.
Trước hoàn cảnh này, Vô Kỵ càng không dám nhận mình là con của Thúy Sơn, chàng nghĩ thầm:
- Dao nhị thúc này nghe tin đồn hơi sai, bảo ta năm nay mới lên tám lên chín thôi. Nếu lúc này ta nói rõ ra, chưa chắc họ đã tin.
Vô Kỵ vừa nghĩ tới đó bỗng nghe Thanh Toàn hỏi:
- Ðại ca, vị Tạ gia kia...
Trường Linh vội ho một tiếng, nháy mắt ra hiệu.
Thanh Toàn hiểu ý ngay liền đổi giọng nói:
- Ta nên xử trí vị Tạ Nghi ấy ra sao? Có nên phát tang hộ ân công không?
Trường Linh đáp:
- Tùy chú, cứ dựa theo tình thế mà làm.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Rõ ràng ta nghe nói y là Tạ gia mà sao bây giờ y lại gọi Tạ Nghi như vậy? Tạ gia? Tạ gia. Chẳng lẽ y nói đến nghĩa phụ ta chăng?
Ðêm hôm đó, Vô Kỵ nghĩ đến cha mẹ đã khuất núi và nghĩa phụ đang sống cơ cực một mình trên Băng Hỏa Ðảo. Chàng cứ trằn trọc mãi không sao yên giấc được.
Sáng hôm sau Vô Kỵ nghe bước chân ai rón rén và ngửi thấy mùi thơm xông lên mũi, vội quay đầu lại nhìn, thì thấy Cửu Chân bưng trên tay cái thau nước rửa mặt đi vào.
Chàng ngạc nhiên hỏi:
- Chị Cửu Chân, sao... chị... lại bưng...
Cửu Chân đáp:
- Ðầy tớ và con sen đều đi hết rồi. Tôi phục dịch chú như vậy đã sao nào?
Vô Kỵ càng kinh ngạc vội hỏi:
- Tại sao những người ấy lại đi hết?
Cửu Chân đáp:
- Ðêm hôm qua, cha tôi cho họ đi hết, mỗi người đều được một số tiền tối hậu để về nhà làm ăn sinh sống, chớ ở đây nguy hiểm cho họ lắm.
Ngừng giây lát, nàng lại nói tiếp:
- Chú rửa mặt đi, cha tôi có việc muốn nói với chú đấy.
Vô Kỵ rửa mặt qua loa. Cửu Chân cầm sẳn cái lược chải đầu cho y.
Xong đâu đấy, hai người liền bước ra khỏi phòng.
Sơn trang rất rộng lớn. Từ trước tới giờ vẫn có hơn trăm đầy tớ và thị nữ, bây giờ chúng đi hết, nên toà nhà rộng lớn đó trở nên vắng vẻ và lạnh lùng.
Trường Linh thấy hai người đi vào liền nói:
- Chú em họ Trương, tôi kính trọng chú là một thiếu niên anh hùng, nên định giữ chú ở lại đây mười năm Nhưng bây giờ, bỗng có một việc xảy ra rất đột ngột, bắt buộc chúng ta phải chia tay. Chú đừng có trách phiền tôi nhé.
Nói xong, y bưng một cái mâm, trên bàn có đựng mười hai nén vàng và mười hai nén bạc cùng một thanh kiếm, rồi nói tiếp:
- Ðây gọi là chút quà của gia đình tôi! Chú hãy nhận lấy mà tiêu dùng. Nếu lão phu thoát nạn, sau này chúng ta còn có dịp được gặp mặt nhau...
Nói tới đây y nghẹn ngào, không thể nói tiếp được nữa.
Vô Kỵ vội né mình tránh sáng bên, dõng dạc đáp:
- Thưa bác, tuổi cháu tuy còn trẻ và vô dụng thực Nhưng cháu không phải là kẻ ham sống sợ chết. Bây giờ quý phủ đang bị nguy nan, lẽ nào cháu lại tự tránh nạn, dù không giúp được bác chút nào, nhưng cháu cũng xin ở lại để cùng bác và chị cùng sinh cùng tử...
Trường Linh khuyên mãi, Vô Kỵ nhất định không nghe liền thở dài và nói tiếp:
- Hà, chú còn bé, không biết cái gì là nguy hiểm cả. Ðể tôi nói cho chú rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng trước hết chú phải thề sẽ không tiết lộ câu chuyện này cho ai nghe hết và không được hỏi thêm một câu nào.
Vô Kỵ vội quỳ xuống đất, lớn tiếng thề:
- hoàng thiên ở trên xin chứng minh, nay bác Trường Linh kể cho tôi biết chuyện này, nếu tôi tiết lộ với người khác nghe, hay là tôi lắm mồm hỏi thêm thì tôi sẽ bị nghìn lưỡi dao phân thây. Trường Linh vội đỡ y dậy và nhìn ra ngoài cửa sổ. Ðoạn y lại phi thân nhảy lên mái nhà xem xét sợ có người nghe lóm, rồi mới nhảy xuống, đi vào thư phòng, rỉ tai Vô Kỵ:
- Tôi nói chú nghe câu chuyện này, chú chỉ ghi nhớ trong đầu óc chứ đừng hỏi lại tôi, đề phòng những kẻ khác nghe trộm.
Vô Kỵ gật đầu, Trường Linh lại nói tiếp:
- Hôm qua Dao nhị đệ về cho chúng tôi hay tin Trương ân công đã quá cố. Ðồng thời chú ấy còn đem theo một người họ Tạ tên là Tốn biệt hiệu Kim Mao sư vương...
Vô Kỵ giật mình kinh hãi, mình mẩy và tay chân run lẩy bẩy. Trường Linh lại nói tiếp:
- Vì Tạ đại hiệp này là anh em kết nghĩa với Trương ân công, nhưng Tạ đại hiệp đã kết thù kết oán với các môn phái. Sở dĩ vợ chồng Trương ân công tự sát là cũng vì không muốn tiết lộ chỗ ở của nghĩa huynh. Không hiểu sao Tạ đại hiệp lại về đến Trung thổ này và đã ra tay báo thù cho Trương ân công, giết rất nhiều kẻ thù địch. Nhưng chỉ có một mình Tạ đại hiệp thì làm sao địch nổi bấy nhiêu người, nên rốt cuộc đã bị thương nặng. Dao nhị đệ là người rất khôn ngoan, đã cứu người đem về đây. Không bao lâu nữa kẻ địch của y sẽ đuổi tới đây. Kẻ địch người đông thế mạnh, với lực lượng chúng tôi như thế này thì làm sao chống nổi những kẻ đó? Tôi đã xả thân để báo ơn, quyết chí vì Tạ đại hiệp mà chết. Nhưng chú với y không có liên can gì hết, hà tất phải hy sinh làm gì? Chú em họ Trương ơi, lời tôi đã nói hết rồi, chú hãy mau mau đi đi! Kẻ địch mà tới đây thì sẽ tan xác hết, đi muộn một tí thì thiệt mạng ngay.
Vô Kỵ nghe Trường Linh nói như vậy, nóng lòng sốt ruột vô cùng. Vừa kinh hãi, vừa mừng rỡ, chàng không ngờ nghĩa phụ lại tới đây, nên lên tiếng hỏi:
- Hiện giờ ông ta ở...
Trường Linh vội giơ tay phải lên bịt miệng y, và rỉ tai khẽ nói:
- Ðã bảo chú đừng có hỏi, kẻ địch thần thông quảng đại lắm. Nếu lỡ lời một chút là nguy đến tính mạng của Tạ đại hiep ngay. Chú đã quên lời thề vừa rồi sao?
Vô Kỵ gật đầu, Trường Linh lại nói tiếp:
- Tôi đã nói rõ cho chú hay rồi. Tôi coi chú như một người bạn thân, tôi không hề giấu diếm chú một tí gì hết. Vay chú hãy rời khỏi nơi đây mau đi.
Vô Kỵ đáp:
- Bác nói rõ cho cháu hay rồi, cháu lại càng không muốn đi nữa.
Trường Linh thở dài một tiếng, lại tiếp:
- Việc này không thể trì hoãn được, ta phải hành động ngay.
Nói đoạn y liền cùng Cửu Chân và Vô Kỵ chạy thẳng ra ngoài cửa lớn, đã thấy Chu phu nhân và Thanh Toàn, ôm mấy bọc áo đang chờ sẳn, hình như định đi xa.
Nhìn trước nhìn sau, Vô Kỵ không thấy hình bóng nghĩa phụ mình đâu cả.
Trường Linh lấy đá ra, quẹt lửa, châm một bó đuốc lên, rồi đốt luôn cánh cửa lớn, chỉ trong giây lát, ngọn lửa đã bốc lên chọc trời và lan đi khắp nơi.
Thì ra trang viện lớn bên trong có mấy trăm nóc nhà ấy đã tưới sẳn dầu, nên ngọn lửa cháy ngùn ngụt tới đó liền.
Ở dãy núi Côn Luân tại Tây Vực, từ xưa tới nay vẫn sản xuất dầu hỏa.
Người ta thấy mạch dầu ở dưới đất phun lên, nên dân cư ở vùng đó đều lấy về để thắp và đun nấu.
Chu gia trang thật rộng lớn, từ cổng chính đến cổng sau dài ngót hai dặm, nhưng nhờ có dầu lửa trợ giúp, ngọn lửa cháy rất nhanh, không bao lâu sơn trang trang hoàng và đồ sộ đó đã hoá ra tro.
Vô Kỵ thấy vậy, cảm động và nghĩ thầm:
- Bao nhiêu tâm huyết và của cải mấy đời nhà họ Chu đều hoá ra tro cả, sở dĩ họ hy sinh như vậy cũng chỉ vì nghĩa phụ ta. Người khí khái như thế này trên thế gian hiếm có.
Ðêm đó, vợ chồng Trường Linh, Cửu Chân, Vô Kỵ, bốn người vào nằm nghỉ trong một cái hang núi. Còn Thanh Toàn thì điều khiển năm tên đệ tử thân tín của Trường Linh.
Tay nào tay nấy đều cầm khí giới, đi lại ngoài cửa động canh gác.
Ba ngày sau, ngon lửa tiêu Chu gia trang mới tắt hẳn.
Cũng may kẻ địch chưa tới nơi.
Tối hôm đó Trường Linh đem vợ con, đệ tử, Thanh Toàn và Vô Kỵ đi sâu vào trong hang núi, qua một đường hầm vừa dài vừa tối om, rồi mới đến mấy cái phòng xây bằng đá ở dưới mặt đất. Trong mấy căn thạch thất đó, đã có sẳn lương thực, nước uống đầy đủ cả. Chỉ có một điều là oi bức vô cùng.
Cửu Chân thấy Vô Kỵ cứ dùng tay áo lau mồ hôi vừa cười vừa nói:
- Chú Vô Kỵ, chú có biết tại sao lại oi bức như thế không? Chú có biết nơi đây là ở đâu không?
Thấy Cửu Chân hỏi như vậy, Vô Kỵ lại ngửi thấy mùi khen khét, Vô Kỵ liền tỉnh ngộ ngay, đáp:
- Thế ra chúng ta đang ở dưới mặt đất của trang viện đấy à?
Cửu Chân gật đầu trả lời:
- Chú thông minh thật.
Thấy Trường Linh dụng tâm chu đáo vậy, Vô Kỵ càng phục thêm.
Kẻ địch có tới tấn công, thấy Chu gia trang đã bị thiêu rụi, thì chúng thể nào cũng đi những nơi xa để tìm kiếm, chứ quyết không đoán tới Tạ Tốn lại núp ở dưới sơn trang cháy đó. Y thấy thạch thất đằng kia có cửa sắt đóng kín, đoán chắc nghĩa phụ mình đang núp trong đó, tuy trong lòng y rất mong được gặp nghĩa phụ, nhưng hiện giờ vẫn còn nhiều nguy cơ lắm, đến cả Trường Linh cũng không dám chuyện trò với Tạ Tốn, thì mình đâu dám. Nhỡ vì hở cơ mà làm lỡ đại sự thì mình có toi mạng cũng không sao, nhưng luỵ tới nghĩa phụ và tính mạng của gia đình họ Chu thì tội nghiệp biết bao!
Mọi người trong hầm được nửa ngày, hơi nóng đã giảm dần, đang giở chăn ra định ngủ, bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập ở xa vọng lại, không bao lâu đã tới trên đỉnh đầu rồi, và còn nghe một người với giọng ồ ồ nói:
- Chắc lão tặc Chu Trường Linh đã bảo vệ Tạ Tốn chạy mất rồi, chúng ta phải chạy mau mới được.
Mọi người tuy ở dưới đất, nhưng vẫn nghe tiếng nói và tiếng động bên trên.
Sở dĩ nghe rõ như vậy, là cố nhiên ống sắt thông hơi thông lên trên mặt đất.
Một lát sau, mọi người lại nghe tiếng vó ngựa nhộn nhịp và dần dần đi ra, rồi mất liền.
Ðêm hôm đó, trước sau có đến năm bọn người, tới rồi lại đi.
Những bọn người đó, có phái Côn Luân, Cự Kình bang, và còn hai bọn người nữa, không ai hiểu bọn đó thuộc môn phái nào.
Nhưng chỉ biết mỗi bọn ít nhất cũng có bảy tám người, nhiều thì hơn mười người.
Chúng đều có cầm khí giới và cưỡi ngựa, nên bên dưới nghe tiếng kêu loảng xoảng và tiếng ngựa hí liên tiếp.
Không bọn nào là không chửi rủa một hồi rồi mới đi, thấy vậy Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Nếu nghĩa phụ ta không bị thương nặng, thì chúng ta coi bọn yêu ma tiểu xú ấy ra cái thá gì đâu.
Chờ bọn người thứ năm đi xa rồi, Thanh Toàn liền lấy những nút gỗ đậy mấy cái ông thông hơi lại. Như vậy tiếng nói của mọi người ở dưới hầm này không sợ bị những người ngẫu nhiên đi qua trên mặt đất nghe được.
Nhưng Thanh Toàn vẫn phải hạ thấp giọng xuống nói:
- Ðể đệ đi xem vết thương của Tạ đại hiệp xem có đỡ chút nào không?
Trường Linh gật đầu. Thanh Toàn đi tới cạnh cửa sắt, giơ tay lên bấm cái nút ở trên tường, cửa sắt đó từ từ mở ra liền. Rồi y tay cầm ngọn đèn, tiến vào thạch thất.
Lúc này Vô Kỵ không sao chịu nhịn được nữa, bèn đứng dậy tiến tới phía sau Thanh Toàn dòm ngó.
Y thấy một chàng vừa cao vừa vạm vỡ, đang nằm quay mặt vào trong.
Ðột nhiên trong thấy nghĩa phụ, y không sao cầm được nước mắt, Thanh Toàn lên tiếng khẽ hỏi:
- Thế nào Tạ đại hiệp đã đỡ nhiều chưa, có muốn uống nước không?
Ðột nhiên có một luồng gió ở bên trong thổi ra, ngòn đèn dầu trong tay Thanh Toàn tắt liền. Vô Kỵ nghe kêu "bùng" một tiếng mới hay Thanh Toàn đã bị Tạ Tốn dùng chưởng đánh bắn ra ngoài cửa sắt, rồi ngã xuống đất một cái thật mạnh.
Vô Kỵ lại nghe Tạ Tốn lớn tiếng kêu la:
- Các bọn cẩu tặc của phái Thiếu lâm, phái Côn luân, phái Không động lại cả đây đi, ta Kim mao sư vương Tạ Tốn có khi nào sợ chúng bây.
Trường Linh cũng lên tiếng:
- Nguy tai. Tạ đại hiệp lại mê sảng rồi.
Nói xong, y liền đi tới trước cửa, nói vọng vào trong phòng.
- Chúng tôi đay là bạn chứ không phải là địch đâu.
Tạ Tốn ha hả cười và đáp:
- Bạn cái quái gì, các mi tưởng nói khéo là lừa dối được ta hay sao?
Nói xong, y bước ra ngoài cửa sắt, giơ chưởng lên đánh mạnh vào ngực Trường Linh một cái. Chưởng lực đó mạnh vô cùng khiến ngọn đèn trong phòng cũng nhấp nháy suýt tắt. Trường Linh không dám chống đỡ, chỉ quay mình tránh né. Tạ Tốn lại múa cả quyền, nhằm Chu phu nhân đánh tới.
Chu phu nhân không biết võ công, nếu bị Tạ Tốn đánh trúng quyền đó, thế nào cũng toi mạng. Bất đắc dĩ Trường Linh và Cửu Chân đành phải giơ tay lên chống đỡ thế quyền đó. Vô Kỵ thấy sự biến cố đột ngột như vậy, cũng phải hãi sợ đến đứng đờ người ra.
Tạ Tốn múa song chưởng như gió, lợi hại vô cùng, nên Trường Linh không dám phản kháng, chỉ lui tránh thôi.
Chưởng của Tạ Tốn đánh không trúng Trường Linh, quét phải vách đá, những đá bụi trên tường rơi cả xuống mặt đất, đủ thấy chưởng lực của y mạnh như thế nào. Nếu người bị y đánh trúng, không chết cũng bị thương nặng.
Lúc ấy Vô Kỵ đã trong thấy rõ, Tạ Tốn tóc dài phủ vai, hai mắt như điện, mặt dính đầy vết máu, mồm thở hổng hộc, càng đánh chưởng thế của y càng hùng mạnh.
Chu phu nhân và Cửu Chân sợ hãi vô cùng, phải núp trong góc.
Trường Linh thấy chưởng lực của Tạ Tốn đánh tới đành phải đẩy một cái bàn gỗ ra chống đỡ. Bị Tạ Tốn đánh trúng hai quyền, cái bàn đó vỡ tan tành.
Vô Kỵ không biết xử trí ra sao cho phải, mồm há hốc, cứ đứng ngẩn người ra nhìn.
Y đã nhận thấy Tạ Tốn này phải là nghĩa phụ của y, vì nghĩa phụ của y hai mắt đã mù, mà đôi mắt của người này sáng quắt, trông thật oai vệ.
Lúc ấy y lại thấy người đó đánh một chưởng tới, Trường Linh đã lui tới vách đá không còn đường lối mà tránh né nữa liền giơ tay lên chống đỡ và la lớn:
- Tạ đại hiệp, tôi không phải là kẻ địch của đại hiệp, tôi không chống cự đâu.
Người nọ không thèm đếm xỉa tới, đánh luôn một chưởng vào ngực Trường Linh.
Ðau đớn không chịu nổi, Trường Linh cau có mồm la lớn:
- Tạ đại hiệp có tin lời nói của tôi không?
Người nọ lại quát tiếp:
- Cẩu tặc, hãy chịu một quyền của ta đã.
Vừa nói y vừa múa quyền đánh Trường Linh.
Trường Linh bị quyền đó đánh mạnh quá nên mồm phun máu tươi với giọng run run đáp:
- Ðại hiệp là nghĩa huynh của ân công chúng tôi, dù đại hiệp có đánh tới chết đi chăng nữa, tôi cũng không chống đỡ chút nào.
Y vừa nói vừa bị người kia đánh thêm một quyền và một chưởng nữa.
Chỉ thấy y rú lên một tiếng rất thảm khốc rồi người mềm nhũn, ngã gục xuống đất.
Người nọ vẫn không buông tha, còn tiến lên bồi thêm một quyền nữa.
Vô Kỵ chạy lại múa quyền chống đỡ quyền của đối phương.
Quyền lực của người nọ mạnh vô cùng, khiến Vô Kỵ bị chấn động suýt tắt thở, nhưng y vẫn không sợ chết, mồm la lớn:
- Ngươi không phải là Tạ Tốn, ngươi không phải...
Người nọ nổi giận đáp:
- Tiểu quỷ, mi biết cái gì?
Y vừa nói vừa giơ chân đá, Vô Kỵ vội né tránh sáng bên, mồm vẫn nói tiếp:
- Ngươi giả mạo Tạ Tốn định mưu mô gì thế? Ta bảo ngươi là giả... giả...
Trường Linh đang nằm gục dưới đất nghe Vô Kỵ nói như vậy, từ từ gượng ngồi dậy, chỉ vào mặt người kia và nói:
- Ngươi... ngươi không phải, ngươi lừa ta...
Nói tới đó, y liền hộc một đống máu tươi nữa và phun cả vào mặt người giả mạo Tạ Tốn rồi người ngả về phía trước.
Ðồng thời y thuận tay điểm luôn vào yếu huyệt dưới vú bên phải của người giả mạo kia.
Sau khi bị thương nặng, Trường Linh đã địch không lại người nọ, nhưng nhờ lúc phun máu té ngã, xuất kỳ bất y xử dụng thủ pháp Nhất Dương chỉ gia truyền ra điểm luôn vào yếu huyệt đối phương.
Thủ pháp Nhất Dương chỉ điểm huyệt quả thật thiên hạ vô song, người giả mạo kia tuy võ công cao cường thật, nhưng vừa bị điểm huyệt một cái, đã cứng đờ ra không cử động được. Trường Linh còn giơ tay ra điểm thêm hai chỉ vào hai bên hông của người đó nữa.
Thế là Tạ Tốn giả hiệu chịu đựng không nổi chết giấc tức thì, Cửu Chân và Vô Kỵ vội đỡ Trường Linh dậy.
Một lát sau, Trường Linh đã từ từ hồi tĩnh liền lên tiếng hỏi Vô Kỵ:
- Y... Y...
Vô Kỵ đáp:
- Thưa bác, bây giờ cháu không còn dấu diếm được nữa, người có ơn với bác, chính là cha của cháu, còn Kim Mao sư vương chính là nghĩa phụ của cháu, cháu nhận nhầm sao được?
Trường Linh lắc đầu, có vẻ không tin, Vô Kỵ lại nói tiếp:
- Cha nuôi cháu hai mắt đã mù, người này mắt vẫn lành mạnh, đó là một điềm sơ hở lớn nhất. Cha nuôi cháu, lúc đi ra Băng đảo mới bị mù. Người ngoài không ai hay biết điều đó, cả người giả mạo cũng vậy.
Cửu Chân nắm tay Vô Kỵ và hỏi:
- Chú Vô Kỵ, chú quả thật là con của đại ân nhân chúng tôi đấy à? Thế thì tốt quá, tốt quá. Trường Linh vẫn chưa tin, Vô Kỵ liền kể hết câu chuyện của mình ra cho mọi người nghe. Thanh Toàn đứng cạnh, hỏi y về tình hình trên núi Võ Ðang, vợ chồng Thúy Sơn tự vẫn ra sao, thấy y nói đúng hết, lúc ấy mọi người mới tin hẳn, riêng Trường Linh vẫn còn hồ nghi, lên tiếng nói:
- Nếu lời nói của thằng nhỏ này không đúng sự thật, chúng ta thất lễ với Tạ đại hiệp thì sao? Thanh Toàn rút con dao găm ra dí vào mắt phải tên nọ và hỏi:
- Bạn kia, Kim mao sư vương hai mắt đã mù, bạn muốn bắt chước ông ta thì phải bắt chước đến nơi đến chốn chứ. Ngày hôm nay ta hủy đôi mắt này của ngươi đã.
Ta họ Dao, đã bị mắc hởm ngươi, nếu không có chú em này biết rõ có phải tính mạng của Chu đại ca ta bị mất một cách oan uổng không?
Nói xong, y kề mũi dao vào tận mí mắt của tên nọ, tên kia ha hả cười đáp:
- Ngươi có gan thì cứ việc giết ta đi, ngươi tưởng ta Khai bia thủ Hổ báo này là hạng người hèn nhát mà sợ mi doạ nạt như thế này.
Trường Linh kêu ủa một tiếng rồi hỏi:
- Ồ thế ra ngươi là Khai bia thủ Hổ báo, là người của phái Không động đấy?
Hổ Báo lớn tiếng đáp:
- Phải, các môn phái của thiên hạ đều biết rõ, ngươi Chu Trường Linh định trả thù cho Trương Thúy Sơn nên chúng ta mới phải ra tay hạ ngươi trước, cổ nhân đã dạy, kẻ ra tay trước là anh hùng, ngươi đã biết chưa?
Thanh Toàn quát mắng:
- Tên này ác độc thật.
Vừa nói y vừa hạ thấp con dao găm, định đâm vào ngực Hổ Báo, Trường Linh giơ tay trái ra nắm lấy cổ tay của Thanh Toàn và khuyên rằng:
- Nhị đệ, hãy khoan đã, nếu y quả thật là Tạ đại hiệp thì tội của anh em chúng ta đến vạn kiếp cũng không sao chuộc được.
Thanh Toàn đáp:
- Chú em này đã nói rõ rồi, đại ca còn hồ nghi gì nữa? Nếu không quả quyết thì tránh sao được đại hoạ đã tới trước mắt đây?
Trường Linh lắc đầu nói tiếp:
- Chúng ta đành chịu chém nghìn nhát đao, chứ đừng có lỡ đã thương đến một sợi tóc của nghĩa huynh ân công chúng ta.
Vô Kỵ vội xen lời nói:
- Thưa bác, người này nhất đinh không phải là nghĩa phụ cháu, nghĩa phụ cháu biệt hiệu là Kim Mao sư vương, vì tóc vàng mới được cái biệt hiệu đó, bác xem, người này tóc đen nhánh như thế kia, như vậy phải sao được?
Ngẫm nghĩ giây lát, Trường Linh gật đầu mấy cái rồi dắt tay Vô Kỵ đi và nói tiếp:
- Chú em hãy theo tôi lại đàng này.
Hai người ra khỏi thạch thất lại ra khỏi hang đá, đi tới một sườn núi cao chót vót, ở phía sau núi, rồi người ngồi sát cạnh nhau trên một tảng đá. Nhìn trước nhìn sau, thấy không có ai theo cả, Trường Linh mới lên tiếng hỏi:
- Chú em, nếu người này không phải là Tạ đại hiệp, thì chúng ta phải giết y mới được. Nhưng trước khi hạ thủ giết y, chúng ta cần phải biết rõ sự thể, không còn hoài nghi một tí gì nữa, chú cho lời nói của tôi có phải không?
Vô Kỵ đáp:
- Ðó là bác đã tôn kính chau và nghĩa phụ cháu, bác cẩn thận như vậy rất phải, nhưng người đó nhất định không phải là nghĩa phụ của cháu, bác cứ yên tâm mà giải quyết y đi.
Trường Linh khẽ thở dài một tiếng và nói tiếp:
- Chú em có biết không, hồi tôi còn trẻ tôi đã bị mắc lừa nhiều người lắm, cho nên ngày hôm nay tên giả mạo ấy đánh tôi như thế mà tôi vẫn không chị đánh lại là vì sợ lỡ tay đánh nhầm người mà nên. Vì việc này quan trọng lắm, hễ lỡ tay một cái không thể nào cứu vớt được nữa. Sự sống chết của tôi không quan trọng lắm, nhưng điều cần nhất là phải làm thế nào, bảo vệ cho chú với Tạ đại hiệp được bình yên vô sự, nên tôi cần phải hỏi rõ chú xem, hiện giờ Tạ đại hiệp ở đâu? Như vậy tôi mới thực yên tâm. Nhưng tôi không tiện mở miệng hỏi như vậy.
Vô Kỵ cảm động vô cùng liền đáp:
- Bác vì cha và nghĩa phụ đã thiêu hủy gia tài và sự nghiệp trị giá trên trăm vạn và người bác lại bị thương nặng như vậy, chẳng lẽ cháu không tin hay sao? Nên tình hình của nghĩa phụ ra sao, bác không cần hỏi cháu cũng sẽ nói cho bác hay.
Thế rồi y đem chuyện cha mẹ y với Tạ Tốn, phiêu lưu trên Băng hỏa đảo, ở luôn trên đảo đó mười năm ra sao, rồi ba người làm bè để quay trở về như thế nào, đều kể rõ cho Trường Linh nghe hết. Tất nhiên câu chuyện đó, là do cha mẹ y kể lại cho y biết, nhưng y nói ra vẫn linh động và rõ ràng vô cùng.
Trường Linh đã trải qua bao nhiêu hoạn nạn, nên làm việc gì cũng hết sức thận trọng, y nghe Vô Kỵ kể rõ câu chuyện, nhận thấy không sai một ly một tí nào, mới ngửng lên trời, thở nhẹ một tiếng, rồi lẩm bẩm nói:
- Ân nhân trên trời linh thiêng, xin minh giám cho Chu Trường Linh tôi ngày nay vẫn chưa chết, thế nào cũng tận hết năng lực của tôi nuôi dưỡng chú em Vô Kỵ nên người, nhưng lúc cường địch đang theo dõi, mà võ nghệ của tôi lại non kém, mong ân nhân phù hộ chúng tôi được bình yên vô sự.
Nói xong y quỳ xuống vái lại.
Vô Kỵ vừa đau lòng vừa cảm động cũng quỳ xuống vái theo.
Trường Linh đứng dậy nói:
- Bây giờ trong lòng tôi không còn nghi ngờ gì nữa Côn Luân, Không động, Thiếu lâm, Nga mi, những phái đó phái nào cũng nhiều người thế mạnh.
Hồi thứ 38
Xảo ngôn lừa dối
Chú em, trước kia tôi đã quyết định hy sinh cái thân già nầy, quỉ hổ giết được một kẻ thù nào hay kẻ ấy, để báo đáp ơn lớn của lệnh tôn. Nhưng ngày hôm nay việc trông nom và nuôi dưỡng cô nhi còn quan trọng hơn là việc trả thù nhiều. Nhưng trời đất bao la như vậy, biết nơi nào mới là động đào nguyên, để cho chúng ta lánh nạn, đến cả chỗ chúng tôi ở đây là một nơi hẻo lánh như thế, mà những kẻ thù vẫn còn tìm tới đây được, như biết chỗ nào mới là chỗ chúng ta sinh sống yên ổn được.
Nói tới đó, y ngừng giây lát rồi mới nói tiếp:
-Tạ đại hiệp sống trơ trọi một mình trên Băng hỏa đảo bấy nhiêu năm nay, chắc đời sống của ông ta cũng thê thảm lắm. Hà, vị đại hiệp ấy đối với ân công ăn tẩu tôi cao nghĩa như vậy, thật tôi chỉ mong gặp anh ta một lần, dù chết cũng cam tâm.
Vô Kỵ nghe Trường Linh nói tới nghĩa phụ của mình ở Băng hảo đảo mũi lòng vô cùng liền buột miệng đề nghị rằng:
- Bác Trường Linh, hay là chúng ta cùng đi Băng hỏa đảo tị nạn, chẳng hay bác nghĩ sao? Tôi sống ở trên đảo ấy mười năm nhận thấy ở trên đó sung sướng lắm. Tới khi tôi về tới Trung Thố, mặt tôi chỉ thấy những cuộc đổ máu và giết chết chóc lẫn nhau. Suốt ngày nơm nớp sợ hãi.
Trường Linh liền hỏi:
- Có thực chú em muốn trở lại Băng hỏa đảo không?
Vô Kỵ trù trừ không trả lời ngay, trong bụng suy tính thầm:
- Ðời sống của ta chả còn bao lâu nữa, huống hồ con đường thủy đi tới Băng hỏa đảo hung hiếm gian truân như vậy, chưa chắc đã đi tới nơi được. Ta không nên làm lụy đến gia đình. Trường Linh phải đi vào con đường mạo hiểm ấy. Nên biết bể cả vô tình, chỉ sơ xuất một chút, bao nhiêu tính mạng sẽ bị chôn vùi xuống bể ngay .
Trường Linh nắm chặt hai tay Vô Kỵ, ngắm nhìn mặt y một hồi rồi hỏi tiếp:
- Chú em chúng ta không phải là người xa lạ, có việc gì thắc mắc, chú cứ cho tôi hay đi. Có phải chú muốn về Băng hỏa đảo không? Lời nói của y thành khẩn vô cùng. Lúc này trong lòng Vô Kỵ đã chán ghét đời rồi, vì toàn gặp những kẻ hiểm ác gian trá, trước khi chết, y mong làm sao thấy mặt nghĩa phụ thì y lại càng mong muốn hơn.
Trước mặt Trường Linh y không thể nào giả dối vả giấu diếm tâm sự của mình nữa, liền gật đầu:
Trường Linh không nói thêm nữa, dắt tay Vô Kỵ quay trở về thạch thất và nói với Thanh Toàn rằng:
- Tên gian tặc kia quả thật đã giả mạo Tạ đại hiệp, không còn nghi ngờ gì nữa.
Thanh Toàn gật đầu, tay cằm dao găm đi vào thạch thất.
Vô Kỵ liền nghe Hồ Báo kêu ra thảm khốc, y biết tên gian tặc đó đã bị giết rồi.
Thanh Toàn ở trong thạch thất đi ra, thuận tay đóng kín cửa sắt lại, và y giơ gót dày lên lau chùi máu tươi dính trong con dao găm.
Trường Linh lại nói tiếp:
- Tên gian tặc ấy tới đây nắm vùng, tung tích của chúng ta chắc đã bị tiết lộ rồi, không thể nào ở lại đây được nữa.
Nói xong, y liền dẫn các người ra khỏi hang đá, đi luôn hơn hai mươi dặm, qua hai ngọn núi tới một thung lũng.
Vô Kỵ thấy có bốn năn căn nhà nhỏ ở dưới một cây hòe rất lớn.
Lúc ấy trời đã tảng sáng, mọi người vào cả trong nhà nhỏ đó, Vô Kỵ thấy trong nhà để đầy những nông cụ như liềm xuống, cuốc, cây bừa...v...v… Nhưng lương thực và những đồ để nấu nướng cũng có ở đây nữa. lúc này y mới biết vì phòng kẻ thù, Trường Linh đã xếp đặt sẳn khá nhiều chỗ tị nạn gần sơn trang của mình. Vì bị thương quá nặng, Trường Linh bị nằm liệt giường chiếu lên mấy ngày.
Chu phu nhân lấy áo quần, khăn và giầy ra cho mọi người thay đổi.
Cả gia đình Trường Linh từ phu nhân và tiểu thư trở xuống đều biến thành nông phu thôn nữ.
Ở mấy căn nhà nhỏ đó vài ngày, nhờ có thuốc thiết đả Vân Nam của tổ tiên truyền cho, nên bịnh tình của Trường Linh bình phục rất mau.
Cũng may kẻ địch không đuổi theo tới, trong lúc rỗi rãi, Vô Kỵ thấy Thanh Toàn vẫn đi dò lạ xem xét, Chu phu nhân thì sai bảo các đệ tử thu xếp và gói ghém các hành lý, hình như sắp có một cuộc di chuyển vậy.
Y biết Trường Linh muốn báo ơn và tránh kẻ thù, đã quyết chí đem cả nhà đi Băng hỏa đảo ở hải ngoại, trong lòng mừng rỡ vô cùng.
Ðêm hôm đó, y nằm trên giường nghỉ đến trong vài hôm nữa sẽ khởi hành tiến về Băng hỏa đảo, nếu trời phụ hộ cho mình khỏi chết, thì suốt đời sẽ chung sống với chi Cửu Chân, một thiếu nữ đẹp đẽ trên đảo đó.
Nghĩ tới đó, mặt y dỏ bừng, trống ngực đập mạnh, lát sau y lại nghĩ.
- Bác Trường Linh, chú hai Thanh Toàn, sau khi gặp nghĩa phụ ta, thế nào cũng kết thành bạn tốt với nhau và quả cuộc đời vô lo vô lự sung sướng biết bao. Lúc ấy vừa không sợ bọn Mông Cổ tàn sát, đèn nén, và cũng không lo bọn cường địch trong võ lâm đánh trộm. Nếu được như thế, ta cũng không còn muốn gì hơn nữa .
Y đang mơ mơ màng màng, bỗng nghe tiếng kêu "kẹt" từ cánh cửa vọng và thấy có một bóng người lẽn vào trong phòng.
Y ngạc nhiên vô cùng nhưng mũi đã ngữi một mùi thơm y biết ngay là Cửu Chân đã vào.
Y bỗng cảm thấy xấu hổ như thế.
Y chỉ thấy Cửu Chân rón rén đi tới trước giường và khẽ hỏi:
- Chú Vô Kỵ chú đã ngủ chưa?
Vô Kỵ vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, vừa xấu hổ vừa sợ sệt, lúc nào Vô Kỵ cũng mong được gần gũi Cửu Chân nhưng không hiểu tại sao bây giờ y muốn Cửu Chân mau mau ra khỏi căn phòng này.
Y bỗng nghĩ:
- Chẳng lẽ Cửu Chân có việc gì khẩn cấp, nên trong đêm khuya thế nào mà còn tìm ra để nói chăng?
Ðang lúc ấy, y đột nhiên thấy yếu huyệt trước ngực tê tái, tiếp theo đó hai bên hông, bụng dưới, hai chân, hai tay, lần lượt bị nàng điểm huyệt hết.
Y ngạc nhiên vô cùng, không hiểu tại sao trong lúc nữa đêm, Cửu Chân lại vào điểm huyệt mình như vậy?
Y nghĩ thầm:
- À, có lẽ chị Cửu Chân thử ta xem lúc ngủ say có biết cảnh giác không? Rồi đến sáng mai chị ấy sẽ vào giải huyệt cho ta và sẽ chế nhạo ta Thu phên? Nếu sớm biết như vậy, lúc nàng vừa vào trong phòng này, ta dọa nạt nàng một cái, cho nàng hết hồn và không thể chế nhạo ta được .
Y thấy Cửu Chân điểm huyệt y xong, khẽ mở cửa sổ rồi nhảy qua mà đi.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Ta mau giải huyệt lấy, theo sau nàng, dọa nàng chơi một phen .
Nghĩ đoạn, y liền sử dụng các tự giải huyệt cho Tạ Tốn dạy cho, đem ra tự giải huyệt lấy. Không ngờ môn điểm huyệt Nhất dương chỉ gia truyền của nhà họ.
Chú này quả thật lợi hại vô cùng.
Vô Kỵ phải tốn hơn nữa tiếng đồng hồ mới giải được hết yếu huyệt bị điểm đó.
Ðấy cũng là vì điểm thứ nhất, võ công của Cửu Chân chưa được cao siêu lắm, điểm thứ hai nàng không muốn Vô Kỵ bị đau đớn chút nào, nên ngón tay điểm của nàng rất nhẹ. Bằng không, nếu là tay cao thủ khác dùng Nhất dương chỉ điểm huyệt, thì cách giải huyệt của Vô Kỵ dù tinh xảo đến đâu cũng không sao giải được những huyệt đó.
Chờ tới khi giải hết các yêu huyệt rồi, Vô Kỵ liền ngồi dậy, mặc quần áo vào và nhảy qua cửa sổ đi ra ngoài.
Y chỉ thấy bồn bề yên lặng như tờ, không thấy hình bóng Cửu Chân đâu cả, chán nản vô cùng, nhưng may thay, y vừa sực nghĩ:
- Ngày mai thế nào chị Cửu Chân cũng chế nhạo ta là kẻ vô dụng, thôi cứ để cho nàng chế nhạo đã sao nào, hà tất phải tranh cường đấu thắng với nàng làm chi? Ngày thường muốn làm cho nàng vui, cũng không phải là một chuyện dễ. Nếu đêm nay, ta đuổi kịp nàng, nàng sẽ tức giận cũng nên .
Nghĩ đoạn, y đỡ thắc mắc liền.
Lúc ấy đang là đầu Xuân, các hoa rừng ở trong thung lũng đang đua nỡ, hương thơm tỏa ra ngào ngạt.
Trong đêm khuya canh vắng, Vô Kỵ quay trở về phòng ngủ, nhưng không sao ngủ được, lại ra khỏi nhà, thủng thẳng đi vào trong thung lũng.
Ði tới một cái suối nhỏ, y men theo bờ suối, đi ngược lên. Ði ngược một lát, y bỗng nghe rừng cây phía bên trái có tiếng cười khúc khích nổi lên.
Y nhận ngay ra đó là tiếng cười Cửu Chân.
Y giật mình kinh hãi và nghĩ thầm:
- Chẳng lẽ chi Cửu Chân đã thầy ta rồi chăng?
Vừa nghĩ tới đó, y đã nghe tiếng nàng khẽ quát mắng:
- Biểu ca, cấm anh không được bậy bạ như thế, bằng không em cho anh mấy cái bạt tai bây giờ.
Tiếp theo đó, y lại nghe giọng người đàn ông, không cần hỏi rõ y biết người thành niên đó là Vệ Bích.
Y bỗng đau lòng vô cùng, suýt bật lên tiếng khóc, khiến giấc mộng đẹp vừa rồi sắp ta vỡ hết. Lúc này y mới tỉnh ngộ và nghĩ thầm:
- Thì ra chị Cửu Chân điểm huyệt ta, có phải là để đùa giỡn với ta đâu, vì nàng ra đây để gặp Biểu ca chuyện trò, sợ ta biết đấy thôi .
Nghĩ tới đó, y bỗng cảm thấy chân tay bủn rủn và nghĩ tiếp:
- Ta là thằng nhỏ xác xơ, không gia đình, không nhà cửa, nói tới văn tài võ công, nhân phẩm, điện mạo đều kém Vệ tướng cống xa. Chị Cửu Chân với y là anh em con cô cậu, và hai người lại nhà là trai tài gái sắc, thực là xứng đôi vừa lứa .
Y tự nhủ một hồi, khẽ thở dài mấy tiếng, sau y bỗng nghe tiếng chân người rất khẽ ở phía sau, biết ngay có người đang đi về phía mình.
Ðồng thời Cửu Chân và Vệ Bích cùng khoác tay nhau đi tới, y không muốn gặp mấy người đó, liền chui vào một cây cổ thụ để ẩn núp.
Rồi y nghe tiếng chân đã tới sát gần và có tiếng Cửu Chân nói:
- Cha… Tiếng nói của nàng run rẩy hình như nàng đang hãi sợ lắm thì phải.
Lúc ấy Vô Kỵ mới hay người ở phía sau mình đi tới lại là Trường Linh.
Trường Linh thấy con gái mình đêm khuya ra hội họp thầm lén với cháu họ ngoại như vậy tức giận vô cùng, dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi hỏi:
- Hai người ở đây làm gì thế?
Cửu Chân gượng trấn tĩnh, vừa cười vừa đáp:
- Thưa cha, đã lâu, Biểu ca không gặp con, ngày hôm nay, may mắn anh ấy lại tới đây, nên mới chuyện trò với nhau trong chốc lát.
Trường Linh liền mắng:
- Con bé này táo gan thực, nhỡ để cho Vô Kỵ hay biết… Cửu Chân đỡ lời:
- Thưa cha, con đã khẽ điểm năm lại huyệt của y rồi, lúc nầy y đang ngủ say lắm đấy cha ạ. Ðể lát nữa con sẽ trở lại giải huyệt cho y, chắc y không hay biết gì đâu.
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Thế ra bác Ttường Linh cũng đã biết ta thích Cửu Chân rồi, vì cha ta có ơn với bác ấy, nên không muốn làm cho ta đau lòng, thất vọng. Sự thật ta tuy thích chi Cửu Chân, nhưng ta không có một chút ta niệm gì hết, bác Trường Linh đối đãi với ta tử tế quá .
Nghĩ tới đó, y lại nghe Trường Linh nói tiếp:
- Tuy vậy, việc gì con cũng nên cẩn thận thì hơn, chớ có để sắp thành công đến nơi mà trông thấy sự sơ hở mà hỏng hết đấy.
Cửu Chân vừa cười vừa đáp:
- Việc nầy con đã biết rồi.
Vệ Bích liền xen lời nói:
- Em Cửu Chân, muốn lắm rồi, anh cũng phải về đây.
Cửu Chân có vẽ quyến luyến chàng nọ, vội đỡ lời ngay:
- Ðể em tiễn anh đi một quãng đường.
Trường Linh lại nói:
- Ðược, ta cũng đi nói chuyện với sư phụ cháu một lát, vì phen nầy chúng ta đi Băng hỏa đảo ở Bắc Hải. Cái gì cũng phải chuẩn bị đầy đủ, không thiếu sót một tí gì hết.
Nói xong ba người đều đi về phía Tây.
Vô Kỵ nghe ba người nói như vậy, ngạc nhiên vô cùng, y biết sư phụ của Vệ Bích, tên là Võ Liệt, là cha của nàng Thanh Anh. Nghe lời nói của Trường Linh vừa rồi thì cha con Vệ Bích cũng không thấy Trường Linh cho ta hay về chuyện đó .
Việc này để cho nhiều người biết thì thế nào cũng bị tiết lộ ra ngoài, nên y chỉ mong chuyện này đừng làm liên lụy đến nghĩa phụ y, nghĩ đoạn y ngục đầu vào thân cây cổ thụ, suy nghĩ.
Y sực nghĩ tới Trường Linh đã nói câu: " Ðừng để y trông thấy sự sơ hở " , y thắc mắc vô cùng, không hiểu chữ sơ hở đó có ý nói chuyện gì? Càng nghĩ bao nhiêu, đầu óc y càng mơ hồ và thắc mắc bấy nhiêu.
. Ðột nhiên đầu óc y bỗng hiện ra một bức tranh ân đức đỏ treo trong thư phòng của Trường Linh.
Y nhận thấy, họa sĩ vẽ mặt của những người trong tranh thật giống, nhưng có mặt cha y vẽ thành vuông vắn, thật ra mặt cha y là mặt trái soan, còn lông mày với đôi mắt thì hơi giống thôi. Phải, hai cha con y mắt mũi giống nhau thực, nhưng có khuôn mặt thì Thúy Sơn là trái soan, còn y mới là vuôngvắn.
Y lại nghĩ đến lời nói của Trường Linh:
- Bức tranh này do tay tôi vẽ ra, mà từ hồi mười mấy năm về trước .
Y lại nghĩ tiếp:
- Dù bút pháp của y không tài ba lắm, cũng không bao giờ vẽ mặt một ân nhân khác hẳn như vậy ?
Y thấy bức tranh đó vẽ mặt cha y tựa như lúc y đã lớn lên vậy. Lại còn một điều khiển y khó nghĩ nữa, cây bút sắt của cha y xử dụng, giống như một cây bút lông, quán bút rất ngắn. Mà trong tranh vẽ khí giới của cha y sử dụng lại là phán quang bút tầm thường. Ông là một người sử dụng phán quang bút rất lão luyện, có khi nào ông vẽ nhầm được. Và có khi nào vẽ sai cây bút phán quang của cha y vẫn sử dụng.
Nghĩ tới điểm đó, trong lòng Vô Kỵ đã thấy sợ hãi, đồng thời trong lòng y đã tìm ra một giải đáp thật đáng sợ.
Bất cứ sao, y trong lòng dám nghĩ tới giải đáp đó nữa, mà cứ tự an ủi rằng:
- Ta chớ có nghĩ bậy bạ như vậy, bác Trường Linh đãi tử tế với ta như thế, sao ta lại nghi ngờ bậy cho bác ta như vậy? Bây giờ ta hãy trở về ngủ đã, nếu ta để cho họ biết ta đã ra ngoài này, thì có thể bị nguy đến tánh mạng cũng nên?
Nghĩ tới bị nguy hại tánh mạng, y rùng mình sợ hãi, y cũng không hiểu làm sao tự dưng lại sợ sệt như thế được.
Y đứng ngẩn người ra một hồi lâu, nhìn theo về phía cha con Trường Linh vừa đi, bỗng thấy trong rừng có ánh sáng lửa thấp sáng, thì ra trong đó lại có nhà cửa nữa.
Trống ngực đập rất mạnh, Vô Kỵ rón rén đi về phía có ánh sáng lửa đó.
Ði tới phía sau căn nhà đó, y liền định thần ló đầu nhìn qua khe cửa sổ, thấy bên trong cha con Trường Linh, và Vệ Bích ngồi đối diện cửa sổ đang nói chuyện với hai người.
Y không trông thấy rõ mặt hai người ấy, nhưng y nhận ra một thiếu nữ, là Thanh Anh, còn người nữa là đàn ông, thân hình vạm vỡ.
Y lắng tai nghe, thấy Trường Linh đang nói:
- Chúng ta nên giả dạng khác thương, đi tới miền duyên hải tỉnh Sơn Ðông… Người nọ không nói năng gì cả, cứ giật đầu hoài, Vô Kỵ liền nghĩ:
- Có lẽ vì ta ngu dốt mà đâm ra họ ngại rằng như vậy, người này có lẽ là Võ trang chủ là bạn với bác Trường Linh. Bác Trường Linh rủ y đi Băng hỏa đảo đó là chuyện rất thường, hà tất ta hoài nghi làm chi?
Y lại nghe thấy Thanh Anh xen lời nói:
- Thưa cha, chúng con đều đi Băng hỏa đảo cả, nếu ở giữa bể cả mênh mông ấy, tìm kiếm không thấy tiểu đảo kia, mà về cũng không được, thì lúc bây giờ biết làm sao?
Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Người trong lớn quả thật là Võ trang chủ, cha của nàng Thanh Anh.
Võ trang chủ lại lên tiếng nói:
- Nếu con sợ hãi thì con đừng nên đi, bất cứ việc gì ở trên đời cũng vậy, không trải qua gian nan, đau khổ thì làm gì đạt tới được an lạc và vinh quang?
Thanh Anh nũng nịu đáp:
- Con chỉ hỏi cho biết thế thôi, chưa chi cha đã mắng con rồi!
Võ Liệt ha hả cười lớn và tiếp:
- Phen này, cũng như chúng ta đánh canh bạc chót. Nếu số mạng của chúng ta hên, thì chúng ta tới được Băng hỏa đảo, thiết nghĩ Tạ Tốn có võ công cao siêu đến đâu, mà chỉ có mình y thôi, huống hồ hai con mắt của y đã mù, tất nhiên y không thể địch nổi chúng ta bấy nhiêu người.
Nghe tới đây, y cảm thấy như có một cục đá rớt vào trong cổ áo, khiến lưng y lạnh buốt, người run lẩy bẩy, hai hàm răng cũng run cầm cập.
Y cố nghiến răng mím môi để nghe Võ Liệt tiếp tục nói nốt… Tới lúc ấy thanh đao Ðồ Long sẽ lọt vào tay chúng ta ngay. Chúng ta ra lịnh thiên hạ, ai mà chả phải tuân theo? Ta với bác Trường Linh sẽ sát cánh trở thành võ công chí tôn. Nếu chúng ta xui, chúng ta sẽ chết trong bể cả. Hừ trên đời này ai mà chả phải chết một lần.
Vệ Bích xen lời nói:
- Nghe nói Kim Mao sư vương Tạ Tốn võ công cao siêu lắm, ở trên đảo Vươn Bàn Sơn y chỉ rú lên một tiếng khiến mấy tay hảo thủ bị vang tai nhức óc mà chết. Hai đệ tử có tên tuổi của phái Côn Luân cũng bị tiếng rú đó làm cho suốt đời ngớ ngẩn. Theo ý kiến của đệ tử, nếu chúng ta tới được hòn đảo đó, chúng ta khỏi cần ra tay đấu thắng với y, chúng ta chỉ cần lén bỏ thuốc độc vào thức ăn, để cho y ăn, đừng nói y là người mù, dù y có lành mạnh, hai mắt trông thấy rõ ràng cũng không bao giờ đến con nuôi của y đem người giết hại y như vậy.
Trường Linh gật đầu đáp:
- Mưu kế của cháu Vệ Bích rất hay. Nhưng nhà họ Chu và họ Võ của chúng ta đều là dòng giõi hiệp sĩ danh chính phái, xưa nay không bao giờ sử dụng tới thuốc độc gì khiến y ăn phải mà không hay biết, về món thuốc độc này thì ta không hiểu tí gì hết.
Vệ Bích nói tiếp:
- Trước kia cha cháu vẫn đi lại ở Trung Nguyên chắc thế nào cũng biết có nơi nào bán thuốc độc rất linh nghiệm, vậy nhờ cha cháu mua hộ chắc thế nào cũng xong.
Võ Liệt đứng dậy vỗ vai Cửu Chân vừa cười cừa nói:
- Cháu Cửu Chân… Lúc ấy y quay đầu lại, Vô Kỵ trông thấy rõ mặt, giật mình kinh hãi.
Thì ra người này chính là người giả dạng nghĩa phụ y mà lấy tên là Khai Bia Thủ Hồ Báo.
Lúc này Vô Kỵ mới hay tấn kịch Trường Linh bị đả thương nặng chỗ huyết và Hồ Bảo giả này bị Thanh Toàn dùng dao giết chết v.v… đều là giả dối hết. Họ làm như vậy là muốn lừa dối mình, y cũng phải phục thầm bọn họ diễn kịch rất khéo.
Y lại nghe thấy Võ Liệt vừa cười vừa nói với Cửu Chân rằng:
- Cho nên bác bảo tấn kịch này còn phải giả bộ thân mật với tên tiểu quỷ ấy cho đến khi nào kết liễu tánh mạng của Tạ Tốn mới thôi. Cháu chớ để lộ bí mật ra cho tên tiểu quý ấy biết. Bằng không, những tấn tuồng trước đều mất công hết.
Cửu Chân đáp:
- Ba phải nhận lời con một việc này đã.
Trường Linh hỏi:
- Việc gì thế?
Cửu Chân đáp:
- Cha sai con hầu hạ tên tiểu quỷ đó, con thật khốn khổ vì nó. Từ giờ tới khi đi đến Băng hỏa đảo, con còn chịu không biết bao nhiêu khổ sở như vậy, chớ khi cha lấy được thanh đao Ðồ Long rồi cha phải cho con dùng đao giết chết tên tiểu quỷ ấy.
Vô Kỵ nghe Cửu Chân nói như vậy, hai mắt tối sầm lại hầu như sắp chết giấc nơi đó liền.
Y còn văng vẳng nghe Trường Linh nói tiếp:
- Chúng ta dùng xảo kế như vậy mới lừa được thằng nhỏ ấy cũng không phải là người xấu xa gì đâu, sau khi ta giết chết được Tạ Tốn và lấy thanh đao Ðồ Long rồi, chúng ta chỉ đâm mù hai con mắt nó ở lại Băng hỏa đảo như vậy cũng đủ hiểu rồi.
Võ Liệt tán thành ý kiến đó:
- Chu đại ca là dòng giỏi hiệp nghĩa có khác, trong lòng lúc nà cũng nhân từ.
Trường Linh thở dài nối tiếp:
- Chúng ta đi nước cờ này quả thiệt là bất đắc dĩ lắm. Võ nhị đệ sau khi chúng ta ra ngoài khơi, thuyền của nhị đệ nên theo cách xa thuyền của chúng tôi, bằng không thằng nhỏ đó sẽ nghi ngờ ngay, nhưng cớ có cách xa quá nhớ mất liên lạc thì phiền lắm đấy!
Võ Liệt đáp:
- Vâng, Chu đại ca nghĩ rất chu đáo.
Lúc này đầu óc Vô Kỵ hỗn loạn vô cùng, liền nghĩ:
- Từ trước đến nay ta đã thổ lộ thân phận cho họ biết đâu, tại sao họ lại biết lai lịch của ta như vậy? Hừ, có lẽ lúc ta đấu với Vệ Bích và hai nàng kia, ta đã sử dụng Võ Ðang tâm pháp, và Giáng Long thập bát chưởng, bác họ Chu là người rộng kiến thức biết ngay lai lịch của ta cũng nên… Bác ấy biết cha mẹ ta đành hy sinh tánh mạng cũng không chị thổ lộ ở của nghĩa phụ. Nếu họ dùng sức mạnh nhất định không thể nào áp bức ta tiết lộ chân tướng, nên họ mới giả tạo bức tranh đốtcha1yr nhà. Sau họ lại dùng khổ nhục kể để làm cho ta cảm động, bác họ Chu không cần hỏi ta một lời mà trái lại ta yêu cầu bác ta đem ta đi Băng hỏa đảo. Chu Trường Linh ơi. Chu Trường Linh, gian kế của người thật độc ác vô cùng .
Lúc ấy Trường Linh, Võ Liệt vẫn còn tiếp tục bàn tán các kế hoạch đi Băng hỏa đảo.
Vô Kỵ không dám nghe lõm nữa, y phải hơi lắng tiếng nghe rón rén đi từng bước một.
Ði được một bước y lại lắng tai nghe xem trong nhà có động tịnh gì không rồi mới dám bước, bước thứ hai.
Y biết võ công của Trường Linh và Võ Liệt rất cao cường, chỉ đấm mạnh một cái hay đâm gãy một cành cây, hai người đó cũng hay biết liền.
Từ căn nhà tới chỗ cách đó mười mấy trượng tất cả chỉ có hơn ba mươi đi thôi, nhưng bước nào y cũng đi chậm vô cùng.
Tới khi y nhận thấy đã cách xa rồi, y mới cắm đầu chạy một mạch.
Chạy hơn tiếng đồng hồ mà vẫn không dám dừng chân nghỉ ngơi.
Y chạy một mạch cho tới sáng ngày hôm sau, thấy mình chạy tới một khu rừng ở trên một ngọn núi tuyết.
Y quay đầu lại nhìn xem bọn Trường Linh có đuổi theo sau hay không.
Không quay ại nhìn thì chớ, y quay đầu lại, mồm kêu khẽ luôn luôn, thì ra y thấy đi tới đâu đều có vết chân tới đó.
Thì ra đêm hôm qua y cứ cắm đầu, chạy không dám ở lại trong thung lũng và đất bằng cố sức leo lên núi, ngờ đâu lại để lại những vết chân tiết lộ hành tung của mình như vậy.
Lúc ấy y văng vẳng nghe tiếng chó sủa, y đứng trên một mõm đá ở trên vực thẳm nhìn về phía trước, thấy trong sơn cốc có bảy đám con sài lang đang ngửng đầu lên nhìn múa nanh múa vuốt hình như muốn nuốt chửng được y vậy.
Chỉ vì chỗ đứng của y cách một cái thung lũng sâu hơn vạn trượng nên mấy con chó sói đó không trèo lên được.
Y quay đầu nhìn, trống ngực bỗng đập rất mạnh.
Thì ra y thấy dưới sườn núi có năm cái bóng đen đang từ từ bò lên.
Lúc ấy những cái bóng đó còn cách xa, tuy vậy cũng đoán ra không đầy một tiếng đồng hồ sau năm người đó sẽ đuổi tới liền và y cũng đoán chắc những người đó là người